VMIEC.COM

vmiec.com

TÀI LIỆU ĐỌC HIỂU



Các kết thúc số nhiều bất quy tắc (Irregular plural endings)
1. en /ən/
child /tʃaild/ --> children /tʃildrən/ (bọn trẻ)
ox --> oxen (con bò)
2. a /ə/
criterion --> criteria (tiêu chuẩn), phenomenon --> phenomena (hiện tượng), medium --> media (phương tiện truyền thông), curriculum --> curricula (chương trình giảng dạy)
LƯU Ý Một số danh từ chứa on và um vẫn thêm s như bình thường, ví dụ: electrons (điện tử), museums (bảo tàng)
3. i /ai/
stimulus --> stimuli (sự kích thích), cactus --> cacti/cactuses (xương rồng), nucleus --> nuclei/nucleuses (hạt nhân)
LƯU Ý Một số danh từ chứa us vẫn thêm es như bình thường, ví dụ: choruses (điệp khúc), bonuses (tặng kèm)
4. ae /i:/
formula --> formulae/formulas (công thức)
5. es /i:z/
analysis --> analyses (sự phân tích), crisis --> crises (sự khủng hoảng), hypothesis --> hypotheses (giả thuyết)

Câu đảo ngữ 1 (Inversion 1)
Câu đảo ngữ 1 (Inversion 1)
1. Cấu trúc chung của câu đảo
Trợ động từ + chủ ngữ + động từ chính
Với động từ "to be": Be + S
Với động từ thường:
- Ở các thì đơn (hiện tại đơn, quá khứ đơn): … Do/ Does/ Did + S + V…
- Ở các thì hoàn thành (hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành): … Have/ Has/ Had + S + PII…
Với động từ khuyết thiếu (modal verbs): … Modal Verbs + S + V …
2. Các mẫu câu đảo ngữ thông dụng:
2.1. Câu đảo ngữ có chứa trạng từ phủ định như never (không bao giờ), rarely (hiếm khi), seldom (hiếm khi)
- Bắt đầu bằng trạng từ phủ định
- Ý được nhấn mạnh trong câu chính là ý được miêu tả bởi trạng từ và động từ của câu
Cấu trúc:
Các trạng từ phủ định + Trợ động từ + S + V …
Động từ trong câu đảo ngữ chứa những trạng từ này thường ở dạng hoàn thành hay động từ khuyết thiếu và có thể chứa so sánh hơn.
Ví dụ:
Rarely can she finish all her homework without my help. (Hiếm khi con bé có thể hoàn thành hết bài tập về nhà mà không có sự giúp đỡ của tôi.)
2.2. Câu đảo ngữ bắt đầu bằng "Only"
a. Khi bắt đầu bằng các cụm sau: Only once ( chỉ 1 lần), Only later (Chỉ sau đó), Only After + Ving/ Noun( Chỉ sau khi), Only in this/that way (chỉ bằng cách), Only by V-ing/N (chỉ bằng việc), Only then (chỉ sau đó), Only with + N (chỉ với), Only + Giới từ + time (chỉ vào lúc)
Cấu trúc:
Những cụm trên + Trợ động từ + S + V
Ví dụ :
Only by touching your finger can you open the door. (Chỉ bằng việc chạm ngón tay, bạn có thể mở cửa.)
b. Khi bắt đầu bằng các cụm từ: Only when (chỉ khi), Only if (chỉ nếu như), only After (chỉ sau khi)
Cấu trúc:
Những cụm trên + S1 + V1 + O1 + Trợ động từ + S2 + V2
Ví dụ:
Only when she explained could I understand the question. (Chỉ khi cô ấy giải thích, tôi mới có thể hiểu được câu hỏi.)
2.3. Câu đảo sử dụng trạng từ "So, Such"
a. Câu đảo ngữ có chứa "SO"
Cấu trúc:
So + tính từ + to be + Danh từ + that + S + V
Ví dụ:
So foggy is it that I can't see anything. (Trời sương mù đến mức tôi không nhìn thấy gì.)
b. Câu đảo ngữ có chứa "SUCH":
Cấu trúc:
Such + to be + Danh từ + that + S + V
Ví dụ:
Such is a small box that she can’t put all her toys. (Thật là một chiếc hộp nhỏ̉ đến nỗi cô ấy chẳng thể đựng hết đồ chơi của cô ấy.)

Câu đảo ngữ 2 (Inversion 2)
1. Đảo ngữ với câu điều kiện
Đảo ngữ của câu điều kiện thì chỉ đảo ở mệnh đề if, mệnh đề sau giữ nguyên.
1.1. Câu điều kiện loại 1
Cấu trúc:
Should + S + V, S + will/should/may/shall + V
Ví dụ:
If it is warm, we will go for a picnic.
=> Should it be warm, we will go for a picnic.
(Nếu trời ấm chúng ta sẽ đi dã ngoại.)
1.2. Câu điều kiện loại 2
Cấu trúc:
Were S + to V/ Were S, S + would/could/might + V
Ví dụ:
If you listened carefully, you would know more about it.
=> Were you to listen carfully, you would know more about it.
(Nếu bạn lắng nghe kỹ càng, bạn có thể hiểu hơn về chuyện đó.)
If I were you, I would talk to the teacher.
=> Were I you, I would talk to the teacher.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nói chuyện với cô giáo.)
1.3. Câu điều kiện loại 3
Cấu trúc:
Had + S + PII, S + would/should/might have PII
Ví dụ:
If you had been careful, you wouldn't have cut yourself.
=> Had you been careful, you wouldn't have cut yourself.
(Nếu bạn cẩn thận thì bạn đã không cắt vào tay.)
2. Đảo ngữ với "Not until"
Cấu trúc:
Not until + trợ động từ + S + V + that + …
Ví dụ:
She didn't tell me until I asked about it.
=> Not until did I about it that she told me.
(Mãi cho đến khi tôi hỏi về điều đó, con bé mới kể với tôi.)
3. Đảo ngữ với trạng từ chỉ cách thức
Cấu trúc:
Trạng từ + trợ động từ + S + V
Ví dụ:
Quickly did he run after her.
(Anh ấy chạy theo cô ấy thật nhanh.)
4. Đảo ngữ với trạng từ chỉ thời gian
Cấu trúc:
Trạng từ + trợ động từ + S + V
Ví dụ:
Very early we queued up for tickets but we couldn't buy them.
(Chúng tôi đã xếp hàng mua vé sớm nhưng chúng tôi không thể mua được.)
5. Đảo ngữ với now, thus, then, here, there
- Chỉ được đảo ngữ khi chủ ngữ là danh từ, không hoán chuyển khi chủ ngữ là đại từ.
Ví dụ:
There goes the last bus. = There it goes.
(Chuyến xe buýt cuối cùng đã đi rồi.)

Câu đảo ngữ 3 (Inversion 3)
1. Đảo ngữ với cấu trúc No sooner ...than, Scarcely ... when, Hardly ... when (Ngay sau khi ...thì...)
Đảo ngữ này miêu tả 2 hành động cùng xảy ra sát và kế tiếp nhau sau 1 lúc.
Cấu trúc:
No sooner + had + S + PII + than + S + Ved
Hardly/ Scarcely + had + S + PII + when/before + S + Ved
Ví dụ:
No sooner had he taken a dose of medicine then he felt better.
(Ngay sau khi anh ấy uống 1 liều thuốc thì anh ấy cảm thấy khoẻ hơn.)
Hardly had she informed me before she was absent.
(Hiếm khi cô ấy thông báo cho tôi trước khi cô ấy nghỉ.)
2. Đảo ngữ với cấu trúc Not only ... but ... also ... (Không chỉ ...mà còn)
Cấu trúc:
Not only + Trợ động từ + S + V but ... also ...
Ví dụ:
Not only does she sing well but she also plays the piano perfectly.
(Cô ấy không chỉ hát hay mà con chơi đàn piano rất tuyệt.)
3. Đảo ngữ với các cụm từ có "No"
Trong đó:
At no time (không một lúc nào)
On no condition(không với điều kiện nào)
On no account (không một lí do nào)
Under/ in no circumstances (không một trường hợp nào)
For no searson (không một lý do nào)
In no way (không một cách nào)
No longer (bây giờ không còn nữa)
No where (không một nơi nào)
Cấu trúc:
Những cụm trên + Trợ động từ + S + V
Ví dụ:
For no reason did you shout at her like that.
(Không có lý do nào khiến bạn quát cô ấy như thế.)
No longer does we work together.
(Bây giờ chúng tôi không còn làm việc cùng nhau nữa.)
Nowhere do I feel as comfortable as I do at home.
(Không đâu tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà.)

Câu bị động với các động từ tường thuật (The passive with verbs of reporting)
Có hai mẫu câu đặc biệt với động từ tường thuật Chủ động: They say that elephants have good memories. (Họ nói rằng voi có trí nhớ tốt.) Bị động: It is said that elephants have good memories. (Người ta nói rằng voi có trí nhớ tốt.) Elephants are said to have good memories. (Voi được nói rằng có trí nhớ tốt.) Dưới đây là một ví dụ trong đoạn văn. It is now thought that Stonehenge - the great stone circle - dates from about 1900 BC. Until recently the circle was popularly believed to be a Druid temple and a place of human sacrifice, but this is not in fact so. The stones were put up long before the Druids came to Britain. (Bây giờ người ta nghĩ rằng Stonehenge- vòng tròn đá lớn- hình thành từ khoảng năm 1900 trước công nguyên. Cho đến gần đây thì nó được tin rộng rãi rằng nó là đền Druid và là nơi hiến thân tế lễ nhưng nó không phải là sự thật. Bãi đá có rất lâu trước khi người Druid đến Anh.) 1. It + bị động + mệnh đề chia theo ngôi.
It is thought that Stonehenge dates from about 1900 BC. (Người ta nghĩ rằng Stonehenge có từ những năm 1900 trước công nguyên.)
Mẫu câu này thường dùng khi thông tin được tường thuật lại không cần đề cập đến nguồn của tin đó.
It was reported that the army was crossing the frontier. (Người ta báo cáo rằng quân đội đã vượt qua biên giới.)
It has been shown that the theory is correct. (Nó cho thấy rằng lý thuyết là đúng.)
It is proposed that prices should increase next year. (Người ta đề nghị rằng giá cả nên tăng trong năm tới.)
Ở mẫu 1 ta có thể dùng những động từ sau:
admit (thừa nhận) declare (tuyên bố) hope (hi vọng) propose (đề nghị) show (thể hiện)
agree (đồng ý) discover (khám phá) intend (dự định) prove (chứng minh) state (trình bày)
allege (cáo buộc) establish (thành lập) know (biết) recommend (đề xuất) suggest (đề nghị)
announce (thông báo) estimate (ước lượng) mention (đề cập) regret (hối hận) suppose (giả sử)
assume (đánh giá) expect (mong đợi) notice (thông báo) report (báo cáo) think (nghĩ)
believe (tin) explain (giải thích) object (phản đối) request (yêu cầu) understand (hiểu)
claim (tuyên bố) fear (sợ) observe (quan sát) reveal (tiết lộ)
consider (cân nhắc) feel (cảm thấy) presume (đoán) say (nói)
decide (quyết định) find (tìm) promise (hứa) see (nhìn)
2. Chủ ngữ + động từ bị động + to V
So sánh 2 mẫu câu sau:
Mẫu 1: It is thought that Stonehenge dates from about 1900 BC.
Mẫu 2: Stonehenge is thought to date from about 1900 BC.
(Stonehenge được nghĩ rằng có từ năm 1900 trước công nguyên.)
Ở mẫu câu thứ 2, ta dùng các động từ:
allege (cáo buộc) declare (khai báo) find (tìm) presume (đoán) see (nhìn)
assume (đánh giá) discover (khám phá) intend (dự định) prove (chứng minh) show (thể hiện)
believe (tin) estimate (ước lượng) know (biết) report (báo cáo) suppose (giả sử)
claim (tuyên bố) expect (mong chờ) mean (nghĩa là) reveal (tiết lộ) think (nghĩ)
consider (cân nhắc) feel (cảm thấy) observe (quan sát) say (nói) understand (hiểu)
Dạng nguyên thể sau to có thể là dạng hoàn thành hoặc tiếp diễn hoặc nó cũng có thể là bị động.
The army was reported to be crossing the frontier. (Quân đội được thông báo đang vượt qua biên giới.)
The prisoner is known to have behaved violently in the past. (Tù nhân đó được biết đến đã hành xử bạo lực trong quá khứ.)
Stonehenge is thought to have been built over a period of 500 years. (Stonehenge được nghĩ rằng đã được xây trong hơn 500 năm.)
Chú ý:
Ta có thể dùng mẫu câu với there.
There is considered to be little chance of the plan succeeding.
(Nó được xem là có rất ít cơ hội để kế hoạch được thành công.)
3. It + động từ bị động + to V
Chủ động: The committee agreed to support the idea. (Ủy viên đồng ý ủng hộ ý kiến này.)
Bị động: It was agreed to support the idea. (Người ta đồng ý để ủng hộ ý kiến này.)
Ta chỉ có thể dùng cấu trúc này với động từ agree, decide và propose.
4. Tác nhân với động từ tường thuật
Ta có thể diễn đạt chủ thể, tác nhân của hành động trong cả 3 cấu trúc.
It was reported by the BBC that the army was crossing the frontier. (Nó được báo cáo bởi BBC rằng quân đội đang vượt qua biên giới.)
The theory has been shown by scientists to be correct. (Lý thuyết được cho thấy là đúng bởi các nhà khoa học.)
It was agreed by the committee to support the idea. (Nó được đồng ý bởi ủy viên rằng ủng hộ ý kiến này.)

Câu cảm thán Exclamatory sentences
Câu cảm thán Exclamatory sentences
Câu cảm thán là lời nói được thốt lên đột ngột, khi muốn diễn tả cảm xúc, khen ngợi hoặc phê phán một điều gì đó.
Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). Trong Tiếng Anh có hai loại câu cảm thán: câu cảm thán với "What", câu cảm thán với "How"
1. Câu cảm thán với "What"
1.1. Đối với danh từ số ít
Cấu trúc:
What + a/ an + adj + danh từ số ít
Ví dụ:
What a beautiful girl! (Một cô gái đẹp!)
What an interesting film! (Bộ phim hay quá!)
1.2. Đối với danh từ số nhiều
Cấu trúc:
What + adj + danh từ số nhiều/ không đếm được
Ví dụ:
What colorful hats! (Những đôi giày sặc sỡ!)
What cold water! (Nước lạnh quá!)
1.3. Đối với câu cảm thán có kèm câu kể
Cấu trúc:
What + a/ an + adj + noun + S + V
Ví dụ:
What a cute baby you have! (Bạn có em bé đáng yêu quá!)
What a luxurious car he drove! (Tôi đã lái 1 chiếc xe thật sang trọng!)
2. Câu cảm thán với "How"
Cấu trúc:
How + adjective/ adverb + S + V
Ví dụ:
How beautiful tree it is! (Cái cây đẹp quá!)
How loudly he speaks! (Anh ấy nói to quá!)
How strange his story was! (Câu chuyện của anh ấy lạ quá!)

Câu nhấn mạnh với
Câu nhấn mạnh với
1. Cấu trúc câu nhấn mạnh với "It" khi muốn nhấn mạnh chủ ngữ
It + to be + Noun/ Pronoun (người/ vật) + that/who + V
Trong đó:
Động từ "to be" chia theo It và thì của động từ trong câu gốc.
Chủ ngữ được nhấn mạnh có thể là danh từ hoặc đại từ.
Đại từ "that" dùng sau danh từ chỉ người/ vật còn "who" chỉ dùng sau danh từ chỉ người.
Động từ trong mệnh đề sau "that/ who" được chia theo câu gốc.
Ví dụ:
Câu gốc là:
Tim scored two goals in the last match. (Tim ghi 2 bàn thắng trong trận đấu trước.)
Câu nhấn mạnh là:
It was Tim who scored two goals in the last match.
(Chính Tim là người ghi 2 bàn thắng trong trận đấu trước.)
2. Cấu trúc câu nhấn mạnh với "It" khi muốn nhấn mạnh tân ngữ
It + to be + Noun/ Prounoun (người/ vật) + that/who + S + V
Trong đó:
Động từ "to be" chia theo It và thì của động từ trong câu gốc.
Tân ngữ được nhấn mạnh có thể là danh từ hoặc đại từ.
Đại từ "that" dùng sau danh từ chỉ người/ vật còn "who" chỉ dùng sau danh từ chỉ người.
S và V chính là chủ ngữ và động từ trong câu gốc.
Ví dụ:
Câu gốc là:
He gave Kate a bunch of flowers.
(Anh ấy tặng cô ấy 1 bó hoa.)
Câu nhấn mạnh là:
It was Kate who he gave a bunch of flowers.
(Chính Kate là người anh ấy đã tặng bó hoa.)
3. Cấu trúc câu nhấn mạnh với "It" khi muốn nhấn mạnh trạng ngữ
It + to be + Adverbial phrase + that + S + V
Trong đó:
Động từ "to be" chia theo It và thì của động từ trong câu gốc.
Trạng ngữ được nhấn mạnh có thể là trạng ngữ/ cụm trạng ngữ chỉ thời gian/ nơi chốn.
Đại từ "that" luôn sử dụng trong cấu trúc này.
S và V chính là chủ ngữ và động từ trong câu gốc.
Ví dụ:
Câu gốc là:
He will come to see her on her birthday.
(Anh ấy sẽ tới gặp cô ấy trong ngày sinh nhật của cô ấy.)
Câu nhấn mạnh là:
It is on her birthday that he will come to see her.
(Đúng vào ngày sinh nhật của cô ấy, anh ấy sẽ tới gặp cô.)

Cấu trúc với enough, too, so ... that, such ... that
Cấu trúc với enough, too, so ... that, such ... that
1. Cấu trúc với "enough ...to": đủ ...để làm gì
1.1. Đối với tính từ:
Cấu trúc: S + be + adj + enough + (for somebody) + to V
Ví dụ:
She is tall enough to reach the bookshelf. (Cô ấy đủ cao để với tới cái giá sách đó.)
These oranges are ripe enough for us to eat. (Những quả táo này đủ chín để chúng ta có thể ăn.)
1.2. Đối với trạng từ:
Cấu trúc: S + V + adv + enough + (for somebody) + to V
Ví dụ:
He explains clearly enough for me to understand. (Anh ấy giải thích đủ rõ ràng để tôi có thể hiểu được.)
She walks quietly enough for the baby to sleep. (Cô ấy bước đủ nhẹ để đứa trẻ có thể ngủ.)
1.3. Đối với danh từ:
Cấu trúc: S + V/tobe + enough + noun + (for somebody) + to V
Ví dụ:
I have enough tickets for everyone to watch the football match. (Tôi có đủ vé cho tất cả mọi người xem trận bóng đá.)
They don't have enough rooms for the guests to sleep. (Họ không có đủ phòng cho khách ngủ.)
*** Lưu ý:
- "Enough" đứng sau tính từ và trạng tự nhưng đứng trước danh từ.
- Ở dạng phủ định ta chỉ việc thêm "not" vào sau động từ "to be" hoặc thêm trợ động từ "don't/ doesn't/ didn't" tuỳ theo chủ ngữ và thì của câu vào trước động từ thường.
Ví dụ:
He isn't strong enough to lift this suitcase. (Anh ấy không đủ khoẻ để nhấc chiếc va li này.)
I don't run fast enough to catch up him. (Tôi không chạy đủ nhanh để bắt kịp anh ấy.)
2. Cấu trúc với "too...to": quá ...đến nỗi không thể
2.1. Đối với tính từ:
Cấu trúc: S + be + too + adj + (for somebody) + to V
Ví dụ:
The weather is too bad for us to go camping. (Thời tiết quá xấu đến mức chúng tôi không thể đi cắm trại.)
These shoes are too small for me to wear. (Đôi giày quá nhỏ đến nỗi tôi không thể đi được.)
2.2. Đối với trạng từ:
Cấu trúc: S + V + too + adv + (for somebody) + to V
Ví dụ:
He speaks too fast for me to understand. (Anh ấy nói quá nhanh đến nỗi tôi không thể hiểu được.)
She drives too carlessly for the children to feel comfortable. (Cô ấy lái xe quá bất cẩn đến nổi bọn trẻ không thể cảm thấy thoải mái được.)
3. Cấu trúc với "so...that...": quá ... đến nỗi
3.1. Đối với tính từ:
Cấu trúc: S + be+ so + adj + that + S + V
Ví dụ:
Our seats were so far from the stage that we couldn't see the actors clearly. (Chỗ của chúng tôi ở quá xa sân khấu đến nỗi chúng tôi không thể nhìn rõ những diễn viên.)
3.2. Đối với trạng từ:
Cấu trúc: S + V + so + adv + that + S + V
Ví dụ:
The chef cooks so well that every customer likes the food here. (Vị bếp trưởng nấu ăn rất ngon nên mọi thực khách đều thích đồ ăn ở đây.)
3.3. Đối với danh từ đếm được:
Cấu trúc: S + V+ so many/ few + plural/ countable noun + that + S + V
Ví dụ:
He bought so many sandwiches that we couldn't eat all. (Anh ấy mua quá nhiều bánh sandwich đến nỗi chúng tôi không thể ăn hết.)
3.4. Đối với dnah từ không đếm được:
Cấu trúc: S + V + so much/ little + uncountable noun + that + S + V
Ví dụ:
They drank so much wine that they couldn’t walk. (Họ uống quá nhiều rượu đến nỗi họ không thể đi được.)
4. Cấu trúc "such...that": thật là ... đến nỗi
Cấu trúc: S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V
Ví dụ:
It was such a boring film that I felt asleep. (Đó thật là 1 bộ phim chán đến nỗi tôi cảm thấy buồn ngủ.)

English Grammar
Câu đồng tình với Too/So và Either/Neither Agreement with Too/So and Either/Neither
Có hai loại đồng tình trong Tiếng Anh : Đồng tình khẳng định và đồng tình phủ định
Đồng tình khẳng định là việc bày tỏ sự đồng tình , đồng ý về một lời khẳng định được đưa ra trước đó. Ta sử dụng với "So hoặc Too".
Đồng tình phủ định là việc bày tỏ sự đồng tình, đồng ý với một lời phủ định được đưa ra trước đó. Ta sử dụng với "Either hoặc Neither".
1. Đồng tình khẳng định với "So"
Cấu trúc:
So + trợ động từ + S (Chủ ngữ ). (Nếu câu khẳng định cho trước sử dụng động từ thường )
So + tobe + S . (Nếu câu khẳng định cho trước sử dụng động từ to be)
Trong đó:
Trợ động từ và động từ "to be" tương ứng với thì của câu khẳng định cho trước và hoà hợp với chủ ngữ.
Ví dụ:
A: I am a student. (Tớ là học sinh.)
B: So am I.
(Tớ cũng vậy.)
A: I like Pop music. (Mình thích nhạc Pop.)
B. So do I. (Mình cũng vậy.)
2. Đồng tình khẳng định với "Too"
Cấu trúc:
S + trợ động từ, too. (Nếu cấu khẳng định cho trước sử dụng động từ thường)
S + tobe , too. (Nếu câu khẳng định cho trước sử dụng động từ tobe)
Trong đó:
Trợ động từ và động từ "to be" tương ứng với thì của câu khẳng định cho trước và hoà hợp với chủ ngữ.
Ví dụ:
She is beautiful. Her sister is, too. (Cô ấy xinh. Chị của cô ấy cũng vậy.)
He forgot the manager's phone number. His wife did, too. (Anh ấy quên mất số điện thoại của người quản lý. Vợ anh ấy cũng vậy.)
3. Đồng tình phủ định với "Either"
Cấu trúc:
S + trợ động từ + not , either (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ thường )
S + tobe + not, either. (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ tobe )
Trong đó:
Trợ động từ và động từ "to be" tương ứng với thì của câu khẳng định cho trước và hoà hợp với chủ ngữ.
Ví dụ:
My mom isn't at home. My mother isn't, either. (Bố tớ không có nhà. Mẹ tớ cũng không có nhà.)
I didn't bring umbrella. She didn't, either. (Tôi không mang ô. Cô ấy cũng không mang.)
4. Đồng tình phủ định với "Neither"
Cấu trúc:
Neither + trợ động từ + S. (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ thường )
Neither + to be + S. (Nếu câu phủ định cho trước sử dụng động từ to be )
Trong đó:
Trợ động từ và động từ "to be" tương ứng với thì của câu khẳng định cho trước và hoà hợp với chủ ngữ.
Ví dụ:
I am not a doctor. Neither are they. (Tôi không phải là bác sĩ. Họ cũng không phải.)
He doesn't know the answer. Neither does she. (Anh ấy không biết câu trả lời. Cô ấy cũng không biết.)

Cách dùng các từ nối trong giao tiếp (discourse markers)
Discourse (cuộc hội thoại/đàm luận) là đơn vị ngôn ngữ dài hơn 1 câu. Một số từ và cụm từ được dùng để hình thành lên các cuộc hội thoại. Chúng có thể thể hiện mối tương quan giữa những gì người nói đang nói với những gì đã được nói đến trước kia hoặc những gì sắp được nói đến, chúng có thể giúp bố cục của các câu đàm luận rõ ràng hơn, có thể cho thấy suy nghĩ của người nói về những gì người đó đang nói hoặc những gì người khác đã nói. Có rất nhiều những từ nối như vậy, và không thể liệt kê được hết chúng. Có một số từ nối chỉ được dùng chủ yếu trong giao tiếp và văn viết thân mật, có những từ lại chỉ dùng trong văn phong trang trọng. Lưu ý rằng những từ nối thường đứng đầu câu.
1. Những từ nối thể hiện ý nhấn mạnh và liên kết
Những cụm từ thường gặp là : with reference to (về, về việc), talking/speaking of (về, về việc), regarding (về, về việc), as regards (liên quan tới, về, về việc), as far as... is concerned (theo như ...., về việc), as for (về, về việc).
Những cụm từ này thu hút sự chú ý vào chủ đề đang được nói tới, bằng cách tuyên bố trước chủ đề đó là gì. Một số trong các từ trên tạo ra mối liên kết với chủ đề đàm luận trước đó bằng cách đề cập tới những gì được nói trước đó.
With reference to thường được dùng trong văn phong trang trọng, chủ yếu là được dùng để mở đầu các lá thư trong thương mại.
Ví dụ:
With reference to your letter of 17 March, I am pleased to inform you... (Về lá thư của ngài hôm 17 tháng Ba, tôi rất vui khi được thông báo với ngài rằng...)
Talking/speaking of/about thường được dùng để tạo mối liên kết với những gì đã được nói tới trước đó. Nó có thể giúp người nói chuyển chủ đề.
Ví dụ:
I saw Mark and Lucy today. You know, she... ~Talking of Max, did you know he's going to Australia? (Tớ đã gặp Mark và Lucy hôm nay. Cậu biết đấy, cô ấy.... ~ Tiện nói về Max, cậu có biết là cậu ấy sắp đi Úc không?)
Regarding có thể dùng mở đầu 1 cuộc đàm luận.
Ví dụ:
Hello, John. Now, look, regarding those sales figures - I really don't think... (Chào John, nhìn này, về doanh số bán hàng, tôi thực sự không nghĩ....)
As regards và as far as ... is concerned thường được dùng để người nói/người viết tuyên bố việc thay đổi chủ đề.
Ví dụ:
...there are no problems about production. Now as regards marketing .... (.... không có vấn đề gì về khâu sản xuất cả. Giờ thì về mảng tiếp thị....)
...there are no problems about production. As far as marketing is concerned, I think... (.... không có vấn đề gì về khâu sản xuất cả. Còn về mảng tiếp thị, tôi nghĩ....)
Đôi khi ta có thể lược bỏ is concerned sau as far as. Nhưng nhiều người cho rằng cách này là sai ngữ pháp.
Ví dụ:
As far as the new development plan, I think we ought to be very careful. (Về bản kế hoạch phát triển mới, tôi cho rằng chúng ta cần hết sức thận trọng.)
As for thì thường nêu lên sự không mấy thích thú hoặc ghét bỏ.
Ví dụ:
I've invited Andy and Bob. As for Stephen, I never want to see him again. (Tớ đã mời Andy và Bob. Còn về phần Stephen, tớ không bao giờ muốn gặp lại anh ta nữa.)
2. Những từ nối cân bằng các ý tương phản
Những cụm từ thường gặp là: on the one hand (một mặt - thường dùng trong văn phong trang trọng), on the other hand (mặt khác), while (trong khi), whereas (trong khi).
Những cụm này được dùng để cân bằng 2 ý, 2 quan điểm đối lập nhau, nhưng không tạo ra sự mâu thuẫn giữa chúng.
Ví dụ:
Arranged marriages are common in many Middle Eastern countries. In the West, on the other hand, they are unusual. (Hôn nhân sắp đặt rất phổ biến ở các nước Trung Đông. Nhưng mặt khác, ở các nước phương tây thì hiếm gặp.)
On the one hand, we need to reduce cost. On the other hand, investment... (Một mặt chúng ta cần phải cắt giảm chi phí, mặt khác, đầu tư....)
I like the mountains, while/whereas my wife prefers the seaside. (Tôi thì thích núi, trong khi vợ thôi thì thích vùng ven biển hơn.)
While/whereas some languages have 30 or more different vowels sounds, others have five or less. (Trong khi 1 số ngôn ngữ có đến 30 hoặc hơn 30 nguyên âm, thì những ngôn ngữ khác lại chỉ có 5 hoặc ít hơn 5 nguyên âm.)
3. Những từ nối nhấn mạnh sự tương phản
Những cụm từ thường gặp là: however (tuy nhiên), nevertheless (tuy nhiên), nonetheless (tuy nhiên), mind you (tuy nhiên), still (tuy nhiên), yet (tuy nhiên), in spite of that/this (dù thế), despite this/that (dù thế)
However, nevertheless, và nonetheless được dùng để nhấn mạnh rằng mệnh đề thứ hai tương phản lại so với mệnh đề thứ nhất. Nevertheless thường dùng trong văn phong trang trọng.
Ví dụ:
Britain came last in the World Children's Games. However, we did have one succes, with Annie Smith's world record in the sack race. (Anh xếp cuối cùng trong cuộc thi thế vận hội cho trẻ em thế giới, tuy nhiên chúng ta đã có được một thành công với kỷ lục thế giới của Annie Smith trong cuộc đua nhảy bao bố.) It was an oppressive dictatorship, but nevertheless it ensured stability. (Đó là một chế độ độc tài áp bức, nhưng tuy nhiên nó vẫn đảm bảo được sự ổn định.)
Mind you (thân mật hơn) và still được dùng để đưa ra điểm tương phản được bổ sung thêm sau khi đã suy nghĩ kỹ.
Ví dụ:
I don't like the job much. Mind you/Still, the money is OK. (Tớ không thích công việc đó lắm. Tuy nhiên, lương thì ổn.)
Yet, still, in spite of this/that, despite this/that (trang trọng hơn) được dùng để giới thiệu ý có thể gây bất ngờ, so với những gì đã được nhắc đến trước đó.
Ví dụ:
He says he's a socialist, and yet he owns three houses and drives a Rolls. (Anh ta nói anh ta là nhà xã hội học, tuy nhiên anh ta lại sở hữu đến 3 ngôi nhà và đi xe Rolls.)
The train was an hour late. In spite of this, I managed to get to the meeting in time. (Tàu trễ 1 tiếng. Dù vậy, tớ vẫn tìm cách đến được cuộc họp kịp thời.)
Hoặc The train was an hour late. I still managed to get to the meeting in time. (Tàu trễ 1 tiếng. Dù vậy, tớ vẫn tìm cách đến được cuộc họp kịp thời.)
4. Những từ nối diễn tả sự tương đồng
Những từ/cụm từ thường gặp là : similarly (tương tự như thế), in the same way (tương tự như thế), just as (giống như).
Những từ này chủ yếu được dùng trong văn phong trang trọng.
Ví dụ:
The roads are usually very crowded at the begining of the holiday season. Similarly, there are often serious traffic jams at the end of the holidays. (Những con đường thường rất đông đúc vào đầu mùa nghỉ lễ. Tương tự, vào cuối những ngày nghỉ lễ cũng thường bị kẹt xe nghiêm trọng.)
James Carter did everything he could to educate his children. In the same way, they put a high value on their own children's education. (James Carter đã làm mọi thứ có thể để giáo dục con cái. Tương tự như thế, họ cũng đánh giá cao sự giáo dục của con cái họ.)
Just as the Greeks looked down on the Romans, the Romans looked down on their uncivilised neighbours. (Cũng tương tự như cách người Hy Lạp coi thường người La Mã, người La Mã thì lại coi thường những nước láng giềng kém văn minh của họ.)
5. Những từ nối diễn tả sự nhượng bộ và phản biện
Những từ nối diễn tả ý nhượng bộ: it is true (đúng là, quả thực là), certainly (chắc chắn), of course (đương nhiên, quả nhiên), granted (đúng là), if (dù), may (có thể).
Những từ nối diễn tả ý phản biện: however (tuy nhiên), even so (dù vậy), but (nhưng, tuy nhiên), nevertheless (tuy nhiên), nonetheless (tuy nhiên), all the same (dù vậy), still (tuy nhiên).
Những từ này thường được dùng trong các bài bố cục gồm 3 phần: 1. thảo luận về chủ đề nào đó theo 1 hướng nhất định. 2. Diễn tả sự đồng tình (nhượng bộ) về 1 phần sự thật nào đó của ý phản biện. 3. người nói/viết bỏ qua và trở về với ý tranh luận ban đầu.
Ví dụ:
...cannot agree with colonialism. It is true that the British may have done some good in India. Even so, colonialism is basically evil. (...không thể nào mà đồng tình với chủ nghĩa thực dân được. Đúng là người Anh có thể đã làm một số điều tốt ở Ấn Độ. Dù vậy thì chủ nghĩa thực dân về cơ bản là xấu xa.) ...incapable of lasting relationships with women. Certainly, several women loved him, and he was married twice. All the same, the women closest to him were invariably deeply unhappy. (..không thể duy trì mối quan hệ lâu dài với phụ nữ. Dĩ nhiên là có một số người phụ nữ yêu anh ta, và anh ta đã kết hôn hai lần. Tuy nhiên thì, những người phụ nữ gần gũi nhất với anh ta luôn vô cùng bất hạnh.)
Very few people understood Einstein's theory. Of course, everybody had heard of him, and a fair number of people knew the word "relativity". But hardly anybody could tell you what he had actually said. (Rất ít người có thể hiểu học thuyết của Einstein. Tất nhiên là mọi người đều đã nghe nói về ông, và một số lượng khá lớn người biết đến từ "thuyết tương đối". Nhưng hầu như không ai có thể hiểu được ông ấy thực sự nói về điều gì.) I'm not impressed by her work. Granted, she writes like an angel. But she doesn't write about anything of interest. (Tôi không mấy ấn tượng với tác phẩm của cô ấy. Đúng là cô viết như một thiên thần vậy. Nhưng cô ấy không viết về bất cứ điều gì thú vị cả.)
It was a successful party. The Scottish cousins, if a little surprised by the family's behavior, were nonetheless impressed by the friendly welcome they received. (Đó đúng là 1 bữa tiệc mỹ mãn. Những người anh em họ người Scotland dù hơi bất ngờ 1 chút về cách cư xử của gia đình đó, tuy nhiên lại rất ấn tượng với sự chào đón nồng nhiệt mà họ nhận được. )
I'm glad to have a place of my own. It's true it's a bit small, and it's a long way from the center, and it does need a lot of repairs done. Still, it's home. (Tớ thực sự vui vì đã có nơi ở cho riêng mình. Đúng là nó hơi nhỏ 1 chút và nó cách xa trung tâm, nó cũng cần phải sửa chữa nhiều. Tuy nhiên, nó vẫn là nhà.) 6. Các từ nối mang ý phủ nhận
Các cụm từ thường gặp là: on the contrary (ngược lại), quite the opposite (ngược lại)
Những cụm từ này thường được dùng để phủ nhận lại ý kiến, gợi ý của người khác.
Ví du:
Interesting lecture? ~On the contrary/Quite the opposite, it was a complete waste of time. (Bài giảng hay chứ? ~ Ngược lại thì có, đúng là phí thời gian.)
Chúng cũng được dùng khi người nói/viết muốn nhấn mạnh vào ý phủ định mà người đó vừa mới nói/viết.
Ví dụ:
She did not allow the accident to discourage her. On the contrary/Quite the opposite, she began to work twice as hard. (Cô ấy đã không để cho tai nạn đó làm mình nhụt chí. Mà ngược lại, cô ấy bắt đầu làm việc chăm chỉ gấp đôi.)
7. Những từ nối mang ý phủ nhận cuộc đàm thoại trước
Các cụm từ thường gặp là: at least (ít nhất), anyway (dù sao), anyhow (dù sao), at any rate (bằng bất cứ giá nào), in any case (trong bất cứ trường hợp nào). At least được dùng để diễn đạt điều gì đó là chắc chắn đúng, bất kể những điều trước đó có thế nào.
Ví du:
The car's completely smashed up - I don't know what we're going to do. At least nobody was hurt. (Chiếc xe bị hỏng hoàn toàn - Tớ không biết chúng ta sẽ phải làm gì đây. Ít nhất thì cũng không ai bị thương.)
Các cụm còn lại thường được dùng trong giao tiếp thân mật để diễn tả ý "những gì vừa được nhắc đến không quan trọng, vấn đề chính là ở phía sau". Ví dụ:
I'm not sure what time I'll arrive, maybe seven or eight. Anyway / Anyhow /At any rate / In any case, I'll certainly be there before eight thirty. (Tớ không chắc mấy giờ tớ sẽ đến, có lẽ bảy hoặc tám giờ gì đó. Dù sao / Dù thế nào / Bằng mọi giá / Trong mọi trường hợp, tớ chắc chắn sẽ có mặt trước tám giờ ba mươi.) Lưu ý anyway không giống như in any way (bằng cách nào đó).
Ví dụ:
Can I help you in any way? (Tớ có thể giúp cậu bằng cách nào đó không?)
8. Những từ nối giúp chuyển chủ đề
Các cụm thường gặp là: by the way (nhân tiện), incidentally (tiện thể), right (được thôi), all right (được thôi), OK (được thôi)
By the way và incidentally được dùng để giới thiệu một sự việc vừa mới được nghĩ đến, không liên quan trực tiếp đến cuộc đối thoại.
Ví dụ:
I was talking to Phil yesterday. Oh, by the way, he sends you his regards. Well, he thinks ...(Tớ vừa nới chuyện với Phil ngày hôm qua. À, tiện thể, cậu ấy gửi lời hỏi thăm cậu. Ừm, cậu ấy cho rằng....)
Janet wants to talk to you about advertising. Incidentally, she's lost a lot of weight. Anyway, it seems the budget ... (Janet muốn nói chuyện với cậu về vấn đề quảng cáo. Nhân đây thì cô ấy đã giảm cân rất nhiều đấy. Dù sao thì có vẻ như ngân sách...)
Những cụm từ này đôi khi cũng được dùng để thay đổi hoàn toàn chủ đề của cuộc hội thoại.
Ví dụ:
Preddy's had another crash. ~ Oh, yes? Poor old chap. By the way, have you heard from Joan recently? (Preddy vừa mới bị tai nạn nữa đó. ~ Ồ, thật sao? Tội nghiệp ông lão. Tiện thể, gần đây cậu có nghe tin tức gì về Joan không?)
All right, right, Ok thường được dùng bởi các giáo viên, giảng viên và những người đưa ra chỉ dẫn, để ám chỉ một phần mới của cuộc thảo luận bắt đầu.
Any questions? Right, let's have a word about tomorrow's arrangements. (Có câu hỏi nào không? Được rồi, hãy cũng nói về lịch trình ngày mai nào.)
9. Những cụm từ nối để nhắc lại chủ đề cũ
Những cụm thường gặp là: to return to the previous point (quay lại chủ đề trước), as I was saying (như tôi vừa mới nói)...
Những cụm này được dùng để lôi kéo người nghe quay trở lại chủ đề trước đó sau khi bị ngắt quãng hoặc bị đổi chủ đề.
Ví dụ:
... especially in France. To return to the previous point, non-European historians ...(Đặc biệt là ở Pháp. Quay trở lại vấn đề trước đó, những nhà sử học không đến từ Châu Âu...)
. . . on the roof - Jeremy, put the cat down, please. As I was saying, if Jack gets up on the roof and looks at the tiles ... (... trên mái nhà - Jeremy, bỏ con mèo xuống đi. Như tớ vừa nói đấy, nếu Jack leo lên mái nhà và xem những viên ngói...)
10. Những từ nối giúp hình thành cấu trúc của cuộc đàm thoại
Các từ thường gặp là: First (đầu tiên), firstly (đầu tiên), first of all (đầu tiên), second/secondly (thứ hai), third/thirdly (thứ ba), to begin with/ to start with (đầu tiên), in the first/second/third place (thứ nhất/thứ hai/thứ ba), for one thing (điều nữa là), for another thing (điều nữa là, tiếp theo là) Chúng ta dùng những từ này để nêu lên bố cục những gì chúng ta muốn nói.
Ví dụ:
Firstly, we need somewhere to live. Secondly, we need to find work. (Đầu tiên, chúng ta cần một nơi nào đó để sống. Thứ hai, chúng ta cần tìm việc.) There are three reasons why I don't want to dance with you. To start with, my feet hurt. For another thing, you can't dance. And lastly,... (Có ba lý do tại sao tớ không muốn nhảy với cậu. Đầu tiên, chân tớ bị đau. Tiếp theo nữa là cậu không biết nhảy. Và điều cuối cùng....)
11. Những từ nối giúp bổ sung thông tin
Các từ/cụm từ thường gặp là: moreover (ngoài ra, hơn nữa); furthermore (ngoài ra, hơn nữa); in addition (thêm nữa); as well as that (ngoài ra, hơn nữa); on top of that (ngoài việc đó ra); another thing is (điều nữa là); what is more (hơn nữa); also (ngoài ra, hơn nữa); besides (ngoài ra, bên cạnh đó); in any case (ngoài ra, bên cạnh đó).
Những cụm từ này được dùng để bổ sung thông tin hoặc luận điểm.
Ví dụ:
The Prime Minister is unwilling to admit that he can ever be mistaken. Moreover, he is totally incapable ... (Thủ tướng không muốn thừa nhận rằng mình có thể sai lầm. Hơn nữa, ông hoàn toàn không có khả năng ...)
She borrowed my bike and never gave it back. And as well as that / on top of that / what is more, she broke the lawnmower and then pretended she hadn't. (Cô ấy mượn xe đạp của tớ rồi chẳng bao giờ trả lại. Hơn nữa, cô ấy làm hỏng máy cắt cỏ rồi giả vờ như không phải.)
Besides và in any case có thể được dùng để bổ sung thêm những lý lẽ, lập luận mang tính quyết định.
Ví dụ:
What are you trying to get a job as a secretary for? You'd never manage to work eight hours a day. Besides / In any case, you can't type. (Tại sao cậu lại cố gắng tìm việc là một thư ký? Cậu sẽ không thể nào làm được 8 tiếng 1 ngày. Và hơn cả là cậu có biết đánh máy đâu.)
12. Những từ nối diễn tả sự khái quát
Các từ/cụm từ thường gặp là: on the whole (nói chung/nhìn chung); in general (nói chung/nhìn chung); in almost/many/some cases (trong hầu hết các trường hợp); broadly speaking (nói chung) ; by and large (nói chung/nhìn chung); to a great extent (phần lớn); to some extent (phần nào, trong chừng mực nào); apart from (ngoại trừ)... ; except for (ngoại trừ)....
Những cụm từ này được dùng để diễn đạt ý khái quát.
Ví dụ:
On the whole, I had a happy childhood. (Nhìn chung, tôi đã có một tuổi thơ hạnh phúc.)
In general, we are satisfied with the work. (Nói chung, chúng tôi hài lòng với công việc.)
In most cases, people will be nice to you if you are nice to them. (Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ tốt với bạn nếu bạn tốt với họ.)
Broadly speaking, teachers are overworked and underpaid. (Nói chung, các giáo viên thường phải làm nhiều và bị trả lương thấp.)
Apart from... và except for... được dùng để diễn đạt các trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ:
Apart from the soup, I thought the meal was excellent. (Ngoại trừ món canh ra, tớ nghĩ bữa ăn rất tuyệt.)
Except for Sally, they all seemed pretty sensible. (Trừ Sally ra, tất cả bọn họ đều khá là biết điều.)
13. Những từ nối để đưa ra ví dụ
Những từ/cụm từ thường gặp là: for instance (ví dụ), for example (ví dụ), e.g. (ví dụ), in particular (nói riêng).
Những cụm từ này được dùng để đưa ra ví dụ cụ thể minh họa cho những gì vừa được nói đến.
Ví dụ:
People often behave strangely when they're abroad. Take Mrs Ellis, for example / for instance, ... (Mọi người thường cư xử kỳ lạ khi họ ở nước ngoài. Hãy lấy bà Ellis làm ví dụ/Chẳng hạn như bà Ellis....)
Trong ngôn ngữ viết, từ viết tắt e.g. (tiếng Latin là exempli gratia) phát âm là /ˌiː ˈdʒiː/ được dùng với nghĩa "ví dụ".
Ví dụ:
Some common minerals, e.g. silica or olivine, ... (Một số khoáng sản phổ biến, ví dụ như silica hoặc olivin, ...)
In particular được dùng để nhấn mạnh vào 1 ví dụ đặc biệt nào đó.
Ví dụ:
We are not at all happy with the work you did on the new kitchen. In particular, we consider that the quality of wood used ... (Chúng tôi hoàn toàn không hài lòng với những gì anh đã làm với căn bếp mới. Cụ thể là, chúng tôi thấy rằng chất lượng loại gỗ được sử dụng ...)
14. Những từ nối nêu lên kết quả
Các nhóm từ thường gặp là: therefore (vì thế), as a result (kết quả là), consequently (kết quả là), so (vì thế), then (vậy)
Những nhóm từ này được dùng để diễn đạt những gì sắp được nói tới là kết quả hợp lý được dẫn tới bởi những gì đã được nói trước đó.
Ví dụ:
She was therefore unable to avoid an unwelcome marriage. (Vì thế, cô ấy đã không thể tránh khỏi một cuộc hôn nhân không mong muốn.)
So she had to get married to a man she didn't like. (Vì vậy cô ấy đã phải lấy người đàn ông mà cô ấy không thích.)
The last bus has gone. ~ Then we're going to have to walk. (Chiếc xe bus cuối cùng vừa đi mất rồi. ~ Vậy thì chúng ta sẽ phải đi bộ thôi.)
Therefore thường được sử dụng trong các phép tính toán học và khoa học.
Ví dụ:
Therefore 2x - 15 = 17y + 6.
So thường được sử dụng trong giao tiếp như 1 từ nối nêu lên kết quả tổng quát, tương tự như and.
So anyway, this man came up to me and said 'Have you got a light?' (Dù sao thì người đàn ông này đã tiến đến gần tớ và nói "Bạn có bật lửa không?")
So I told him no, I hadn't. So he looked at me and ... (Và tớ nói với anh ta là tớ không có. Vì thế anh ấy nhìn tớ và...)
15. Những từ nối giúp làm rõ ý
Những từ/cụm từ thường gặp là: I mean (Ý của tôi là), actually (thực ra), that is to say (điều đó có nghĩa là), in other words (nói cách khác).
Ta dùng I mean để diễn đạt điều gì đó cho rõ ràng hơn, bổ sung thêm chi tiết.
Ví dụ:
It was a terrible evening. I mean, they all sat round and talked politics. (Đó đúng là một buổi tối tồi tệ. Ý tớ là, tất cả bọn họ ngồi quây tròn lại và nói chuyện chính trị.)
Actually được dùng để đưa ra thêm chi tiết, đặc biệt là những chi tiết có thể gây bất ngờ.
Ví dụ:
Tommy's really stupid. He actually still believes in Father Christmas. (Tommy thực sự rất ngốc. Cậu ta thực sự vẫn tin vào ông già Noel.)
that is to say và in other words được dùng để diễn đạt lại ý của người nói theo cách khác.
Ví dụ:
We cannot continue with the deal on this basis. That is to say / In other words, unless you can bring down the price we shall have to cancel the order. (Chúng ta không thể tiếp tục hợp tác trên cơ sở này. Nói cách khác, nếu bên ông không hạ giá thì chúng tôi sẽ phải hủy đơn hàng này.)
16. Những từ nối giúp giảm nhẹ tính gay gắt của câu, đính chính thông tin
Những từ/cụm từ thường hặp là: I think (tôi nghĩ là), I feel (tôi thấy là), I reckon (tôi cho là), I guess (tôi đoán là), in my view/opinion (theo quan điểm của tôi), apparently (nghe nói), so to speak (có thể nói), more or less (gần như, hầu như), sort of (đại loại là), kind of (đại loại), well (thôi được, vậy thì), really (thực sự), that is to say (có thể nói là), I'm afraid (tôi e là), I suppose (tôi cho rằng), or rather (chứ không phải), actually (thực ra), I mean (ý tôi là).
I think/feel/reckon/guess và in my view/opinion được dùng để giúp các ý kiến được đưa ra bớt tính độc đoán, người nói chỉ đơn giản là đưa ra ý kiến cá nhân, ý kiến này có thể không được người khác đồng tình.
Ví dụ:
I think you ought to try again. (Tớ nghĩ cậu nên thử lại.)
I really feel she's making a mistake. (Tớ thực sự nghĩ là cô ấy đang mắc sai lầm.)
I reckon/guess she just doesn't respect you, Bill. (Tớ cho rằng cô ấy không tôn trọng cậu, Bill ạ.)
In my view/opinion, it would be better to wait until July. (Theo tớ nghĩ tốt hơn nên đợi đến tháng Bảy.)
Apparently được dùng khi người nói có được thông tin từ người khác (và không chắc rằng thông tin đó là đúng).
Have you heard? Apparently Susie's pregnant again. (Cậu nghe tin gì chưa? Nghe nói Susie lại có thai nữa đó.)
So to speak, more or less và sort/ kind of được dùng khi người nói không đưa ra thông tin chính xác, hoặc khi họ muốn nói tránh để bớt làm người nghe buồn, tức giận. Well, really cũng được dùng để nói giảm, nói tránh.
Ví dụ:
I sort of think we ought to start going home, perhaps, really. (Tớ cho rằng chúng ta nên bắt đầu về nhà thôi, có lẽ nên thực sự thế.)
I kind of think it's more or less a crime. (Tớ nghĩ nó ít nhiều cũng là 1 tội ác.)
Do you like it? ~ Well, yes, it's all right. (Cậu có thích nó không? ~ À có, nó cũng được.)
That's to say và at least được dùng để thu hồi lại những gì vừa nói.
Ví dụ:
I'm not working for you again. Well, that's to say, not unless you put my wages up. (Tôi sẽ không làm việc cho ngài nữa. Ừm, đó là nếu như ngài không tăng lương cho tôi.)
Ghosts don't exist. At least, I've never seen one. (Ma không hề tồn tại. Ít nhất tớ cũng chưa từng nhìn thấy con ma nào.)
I'm afraid được dùng để đưa ra lời từ chối 1 cách lịch sự hoặc thông báo tin buồn.
Ví dụ:
I'm afraid I can't help you. (Tớ e là tớ không thể giúp cậu được.)
I'm afraid I forgot to buy the stamps. (Tớ xin lỗi tớ đã quên mua tem mất rồi.)
I suppose có thể được dùng để hỏi thông tin một cách lịch sự.
Ví dụ:
I suppose you're very busy just at the moment? (Bây giờ cậu đang rất bận đúng không?)
Nó cũng có thể được dùng để thể hiện sự đồng tình 1 cách bất đắc dĩ.
Can you help me for a minute? ~ I suppose so. (Cậu giúp tớ 1 chút được không? ~ Chắc là được.)
Actually được dùng để đính chính thông tin.
Ví dụ:
Hello, John. ~ Actually, my name's Andy. (Xin chào John. ~ Thực ra tên tớ là Andy cơ.)
Well có thể được dùng để làm nhẹ bớt lời đính chính, thể hiện ý "gần đúng".
Ví dụ: You live in Oxford, don't you? ~ Well, near Oxford. (Cậu sống ở Oxford đúng không? ~ Ừm, gần Oxford.)
Or rather được dùng khi người nói tự đính chính lại lời của chính mình.
Ví dụ:
I'm seeing him in May - or rather early June. (Tớ sẽ gặp anh ấy vào tháng Năm - à vào đầu tháng Sáu mới đúng.)
I mean được dùng để tự đính chính hoặc làm nhẹ bớt lời đính chính.
Ví dụ:
Let's meet next Monday - I mean Tuesday. (Hãy gặp nhau vào thứ Hai tới nhé - à thứ Ba nhé.)
She's not very nice. I mean, I know some people like her, but ... (Cô ấy không được tốt lắm. Ý tớ là tớ đã gặp vài người như cô ấy nhưng mà...)
17. Những từ nối giúp kéo dài thời gian suy nghĩ
Những từ/cụm từ thường gặp là: let me see (để tôi xem); let's see (xem nào); well (ừm); you know (bạn biết đấy); I don't know (tôi không rõ); I mean (ý tôi là); kind of/ sort of (đại loại là)
Những từ này được dùng để giúp kéo dài thời gian suy nghĩ cho người nói.
Ví dụ:
How much are you selling it for? ~ Well, let me see ... (Cậu sẽ bán nó với giá bao nhiêu? ~ Ừm, để xem nào...)
Why did you do that? ~ Oh, well, you know, I don't know, really, I mean, it just sort of seemed a good idea. (Tại sao cậu lại làm thế? ~ Ừm, à thì cậu biết đấy, tớ cũng không rõ nữa, thực sự thì... ý tớ là nó cũng là 1 ý tưởng khá hay ho.)
18. Những từ nối dùng để bày tỏ thái độ với những gì ai đó đang nói
Những từ/cụm từ thường dùng là: honestly (thành thật mà nói); frankly (nói thẳng ra thì); no doubt (chắc) Honestly được dùng để thể hiện rằng người nói đang nói thật.
Ví dụ:
Honestly, I never said a word to him about the money. (Thành thật mà nói, tớ chưa bao giờ đề cập với anh ta về tiền bạc.)
Honestly và frankly được dùng khi phê phán.
Ví dụ:
Honestly, John, why do you have to be so rude? (Nói thật nhé, John, tại sao cậu lại phải thô lỗ như vậy?)
What do you think of my hair? ~ Frankly, dear, it's a disaster. (Cậu nghĩ sao về tóc tớ? ~ Nói thật nhé, nó đúng là thảm họa.)
No doubt được dùng khi người nói cho rằng việc gì đó có thể sẽ xảy ra nhưng không chắc chắn.
Ví dụ:
No doubt the Romans enjoyed telling jokes, just like us. (Chắc người La Mã cũng thích kể chuyện cười, giống như chúng ta vậy.)
19. Những từ nối dùng để thuyết phục
Các từ/cụm từ thường gặp là: after all (rốt cuộc thì), look (xem đó), look here (dừng lại), no doubt (chắc).
After all được dùng để đưa ra ý quan trọng mà đã không được xem xét tới. Look mang tính thuyết phục cao hơn.
Ví dụ:
I think we should let her go on holiday alone. After all, she is fifteen - she's not a child any more. (Anh nghĩ chúng ta nên cho phép con bé đi nghỉ lễ 1 mình. Xét cho cùng thì nó cũng 15 tuổi rồi, không còn là trẻ con nữa.)
You can't go there tomorrow. Look, the trains aren't running. (Cậu không thể tới đó vào ngày mai được. Xem đó, tàu có chạy đâu.)
Look here! là câu cảm thán thể hiện sự giận dữ, bày tỏ ý "cậu không được nói/làm thế".
Ví dụ:
Look here! What are you doing with my suitcase? (Xem này! Cậu đang làm gì với cái vali của tớ thế?)
No doubt được dùng để thuyết phục ai đó làm gì 1 cách lịch sự.
Ví dụ:
No doubt you'll be paying your rent soon? (Cậu chắc sẽ thanh toán tiền thuê nhà sớm thôi, đúng chứ?)
20. Những từ nối thể hiện sự mong mỏi của người khác
Những từ/cụm từ thường gặp là: actually (đúng là, thực ra), in fact (thực ra, thực sự) , as a matter of fact (sự thực thì), to tell the truth (sự thực thì), well (thực ra).
Những từ này được dùng để thể hiện rằng kỳ vọng, dự đoán của ai đó đã được đáp ứng hay chưa. Actually được dùng để thể hiện việc ai đó đã đoán đúng. Ví dụ: Did you enjoy your holiday? ~ Very much, actually. (Cậu có kỳ nghỉ vui chứ? ~ Ừ, quả đúng là rất vui.)
Actually, in fact và as a matter of fact được dùng để bổ sung thông tin bất ngờ.
Ví dụ:
The weather was awful. Actually, the campsite got flooded and we had to come home. (Thời tiết thật là tệ. Sự thật là khu cắm trại đã bị lụt và chúng tớ phải ra về.)
Was the concert nice?~ Yes, as a matter of fact it was terrific. (Buổi hòa nhạc có hay không? ~ Có, thực sự là nó rất tuyệt.)
Did you meet the Minister? ~ Yes. In fact, he asked us to lunch. (Các cậu đã gặp ngài bộ trưởng chưa? ~ Rồi, thực ra thì ông ấy còn mời chúng tớ ăn trưa.)
Actually, in fact, as a matter of fact và to tell the truth được dùng để thể hiện rằng mong mỏi của người nghe đã không được đáp ứng.
Ví dụ:
How was the holiday?-. Well, actually, we didn't go. (Kỳ nghỉ của các cậu thế nào? ~ Ừm, thực ra thì chúng tớ đã không đi nghỉ.)
Where are the carrots?~ Well, in fact / to tell the truth, I forgot to buy them. (Cà rốt đâu rồi? ~ Ừm, thực ra thì tớ đã quên không mua mất rồi.)
I hope you passed the exam. ~ No, as a matter of fact, I didn't. (Tớ hy vọng là cậu đã qua được kỳ thi. ~ Thực ra thì tớ đã không qua được.)
21. Những từ nối dùng để tóm lược ý
Những từ/cụm từ thường gặp là: in conclusion (tóm lại), to sum up (tóm lại), in short (tóm lại)
Những từ này thường dùng trong văn phong trang trọng.
Ví dụ:
. . . In conclusion, then, we can see that Britain's economic problems were mainly due to lack of industrial investment. (Tóm lại, vậy chúng ta có thể thấy rằng các vấn đề kinh tế của Anh chủ yếu là do thiếu đầu tư công nghiệp.)
To sum up: most of the committee members supported the idea but a few were against it. (Tóm lại: hầu hết các thành viên của ủy ban đều ủng hộ ý kiến này, chỉ một số ít là phản đối nó.)
He's lazy, he's ignorant and he's stupid. In short, he's useless. (Anh ta lười biếng, dốt nát và ngu ngốc. Nói tóm lại, anh ta đúng là vô dụng.)


Giới thiệu về kỳ thi IELTS (Introduction of the IELTS test)
IELTS (the International English Language Testing System) được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của những người muốn học tập, nghiên cứu hay làm việc ở những nơi mà tiếng Anh được sử dụng để giao tiếp.
IELTS được công nhận và chấp nhận bởi hơn 10,000 tổ chức trên toàn thế giới, bao gồm các trường đại học, các nhà tuyển dụng, các chuyên gia, các Cục quản lý xuất nhập cảnh và nhiều cơ quan chính phủ khác.
Dễ tiếp cận và thuận tiện
Kì thi IELTS được tổ chức 4 lần mỗi tháng tại hơn 140 quốc gia. Bài kiểm tra được tổ chức vào các ngày thứ bảy và thứ năm. Để nắm được thời gian thi trong khu vực của bạn, hãy liên hệ với trung tâm IELTS gần bạn nhất. Danh sách những địa điểm tổ chức thi IELTS trên toàn thế giới.
Bài thi quốc tế
IELTS được tập trung vào tính chuẩn quốc tế trong nội dung. Ví dụ, các đoạn văn và bài tập được lấy nguồn từ các sách báo ở khắp các nước nói tiếng Anh trên thế giới; hàng loạt giọng nói của người bản ngữ (như Bắc Mỹ, Úc, New Zealand, Anh,..v..v..) được sử dụng trong phần thi Nghe; và rất nhiều tiêu chuẩn của tiếng anh được chấp thuận trong các bài kiểm tra nói và viết.
Bài thi đã được thử nghiệm và chứng nhận
IELTS đã được phát triển bởi một số chuyên gia hàng đầu trên thế giới về đánh giá ngôn ngữ và được chứng nhận bởi 1 chương trình nghiên cứu, đánh giá và phát triển bài thi 1 cách rộng rãi.
Mức độ của bài thi
IELTS được thiết kế để đánh giá các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh qua nhiều cấp độ. Trong IELTS sẽ không có khái niệm “đỗ” hay “trượt”. Kết quả được thông báo dưới dạng thang điểm dựa trên nấc điểm từ 1 (thấp nhất) đến 9 (cao nhất).
Thang điểm IELTS
9: thông thạo
8: rất tốt
7: tốt
6: khá
5: bình thường
4: hạn chế
3: cực kỳ hạn chế
2: kém
1: không biết sử dụng
0: không có thông tin để chấm bài

Lời nói gián tiếp 1 Reported speech 1
Lời nói gián tiếp 1 Reported speech 1
1. Định nghĩa lời nói gián tiếp
Lời nói gián tiếp là lời nói được thuật lại với ý và từ của người thuật, nhưng vẫn giữ nguyên ý. Không bị ngăn cách bởi dấu phẩy hay dấu ngoặc kép, và luôn tận cùng bằng dấu chấm câu.
Ví dụ:
She said she was at home. (Cô ấy nói cô ấy đã ở nhà.)
Trong khi đó, lời nói trực tiếp được hiểu là lời nói được thuật lại đúng nguyên văn của người nói. Được viết trong dấu ngoặc kép và ngăn cách với mệnh đề tường thuật bởi dấu phẩy.
Ví dụ:
“I'm at home.”, she said.
(Cô ấy nói: " Tớ ở nhà.")
2. Cách biến đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp
2. 1. Nguyên tắc chung
Để biến đổi một câu từ trực tiếp sang gián tiếp, các bạn cần chú ý đến 3 thay đổi chủ yếu:
Thay đổi về thì của động từ
Thay đổi về đại từ (chủ ngữ, tân ngữ, sở hữu) và tính từ sở hữu.
Thay đổi về trạng từ (thời gian, nơi chốn)
2. 2. Cách biến đổi thì từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.
Nguyên tắc chung cho phần này đó là: ONE TENSE BACK (lùi một thì của động từ)
Cụ thể với các thì sau:
Hiện tại đơn (Simple present) (V-s/es) => Quá khứ đơn (Simple past) ( V-ed )
Ví dụ:
"I don't understand.", he said. => He said he didn't undestand. (Anh ấy nói anh ấy không hiểu.)
Simple past ( V-ed) => Quá khứ hoàn thành (Past perfect) (had + PII)
Ví dụ:
"I broke the vase.", he said. => He said he had broken the vase. (Cậu ấy nói cậu ấy đã làm vỡ cái bình.)
Tương lai đơn (Simple future) ( will + V) => would + V
Ví dụ:
"I will be a teacher.", she said. => She said she would be a teacher. (Cô ấy nói cô ấy sẽ trở thành giáo viên.)
Hiện tại tiếp diễn (Present continuous) (am/is/are + V-ing) => Quá khứ tiếp diễn (Past continuous) (was/were + V-ing)
Ví dụ:
"I'm washing the dishes.", she said. => She said she was washing the dishes. (Cô ấy nói cô ấy đang rửa bát.)
Quá khứ tiếp diễn (Past continuous) (was/were + V-ing) => Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect continuous) (had + been + V-ing)
Ví dụ:
"I was cooking dinner.", she said. => She said she had been cooking dinner. (Cô ấy nói cô ấy đang nấu ăn tối.)
Future continuous (will + be + V-ing) => would + be + V-ing
Ví dụ:
"I will be studying in class at that time.", Nam said. => Nam said he would be studying in class at that time. (Nam nói lúc đó anh ấy sẽ đang học trong lớp.)
Hiện tại hoàn thành (Present perfect) (have/has + V3/ed) => Quá khứ hoàn thành (Past perfect) (had + PII)
Ví dụ:
"We have learnt English for 3 years.", Nam and Hoa said. => Nam and Hoa said they had learnt English for 3 years. (Nam và Hoa nói họ đã học Tiếng Anh được 3 năm rồi.)
Tương lai hoàn thành (Future perfect) (will + have + PII) => would + have + PII
Ví dụ:
"I will have worked for this company for 10 years.", he said. => He said he would have worked for that company for 10 years. (Anh ấy bảo anh ấy sẽ làm việc cho công ty đó được 10 năm.)
Am/ is/ are going to => Was/ were going to
Ví dụ:
Lucy said: “We are going to celebrate our 4th wedding anniversary.” => Lucy said that they were going to celebrate their 4th wedding anniversary. (Lucy nói rằng họ sẽ tổ chức kỷ niệm 4 năm ngày cưới.)
can => could
Ví dụ:
"We can play basketball well.", Kim and Nick said. => Kim and Nick said they could play basketball well. (Kim và Nick nói họ có thể chơi bóng rổ rất tốt.)
must => had to
Ví dụ
: "I must go now.", he said. => He said he had to go then. (Anh ấy nói anh ấy phải đi lúc đó.)
2.3 Thay đổi về đại từ (chủ ngữ, tân ngữ, sở hữu) và tính từ sở hữu.
Những thay đổi về đại từ (chủ ngữ, tân ngữ, sở hữu) và tính từ sở hữu sẽ được biến đổi như sau:
I => He/she
You => I/ me/ they/ them
We => They
Us => Them
My => His/ her
Your => My/ our/ their
Ví dụ:
"I will lend you $100.", Tom said to me. => Tom said to me that he would lend me $100. (Tom nói với tôi là anh ấy sẽ cho tôi vay 100 đô la.) She said to us, "I dont' know you." => She said to us that she she didn't know us. (Cô ấy nói với chúng tôi là cô ấy không biết chúng tôi.)
2.4 Thay đổi về trạng từ (thời gian, nơi chốn)
Một số trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn sẽ được thay đổi như sau:
Here => There
Today => That day
Now => Then/ at that moment
Tomorrow => The next day
Tonight => That night
Next week => The following week
Yesterday => The day before
Ago => Before
Last => The previous
Ví dụ:
She said, “I’m tired now.” => She said she was tired then. (Cô ấy nói rằng lúc đó cô ấy rất mệt.)
Kim said, “I will pick you up tomorrow.” => Kim said that she would pick me up the next day. (Kim nói cô ấy sẽ đón tôi ngày hôm sau.)
***Lưu ý:
- Chỉ thay đổi thì của câu gián tiếp khi động từ trần thuật (reporting verbs: say, tell…) ở thì quá khứ.
Ví dụ:
Kate says, "I don't like apple juice." => Kate says she doesn't like apple juice. (Kate nói cô ấy không thích nước ép táo.)
- Thì của câu gián tiếp không thay đổi khi câu trực tiếp ở thì quá khứ hoàn thành (Past perfect), quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect continuous) và câu điều kiện loại 3.
He said: “I had been in Korea before.” => He said he had been in Korea before. (Anh ta nói trước đây anh ta đã từng ở Hàn Quốc.)

Lời nói gián tiếp 2 (Reported speech 2)
Lời nói gián tiếp 2 (Reported speech 2)
1. Chuyển câu hỏi trực tiếp sang câu hỏi gián tiếp
Khi chuyển các câu hỏi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, chúng ta vẫn thực hiện theo các nguyên tắc chung ở phần 1 (lùi thì, chuyển đổi đại từ, tính từ sở hữu và các từ chỉ thời gian, địa điểm). Đồng thời các bạn lưu ý thêm những điều sau:
1.1 Câu hỏi Yes/No (Yes/No questions)
Với câu hỏi Yes/No, khi đổi sang câu gián tiếp, ta cần:
Thường sử dụng các động từ dẫn như "asked/ wondered" và "wanted to know"
Thêm if hoặc whether đứng trước câu trần thuật.
Thay đổi vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu hỏi trở thành câu trần thuật thông thường (S + V)
Bỏ dấu chấm hỏi
Các bạn có thể nhớ công thức sau:
S + asked + (O) + if / whether + S + V
S + wondered + if /whether + S + V
S + wanted to know + if /whether + S + V
Ví dụ:
She asked me: “Do you have a red pen?” => She wanted to know if I had had a red pen. (Cô ấy muốn biết là liệu tôi có cái bút màu đỏ hay không.) He asked: "Can I sit here?" => He wondered whether he could sit there. (Anh ấy hỏi là liệu anh ấy có thể ngồi ở chỗ đó không.)
1.2. Câu hỏi có từ để hỏi (Wh – Questions)
Với các câu hỏi bắt đầu bằng một từ để hỏi như: who, when, where, when, why, how, etc. khi chuyển sang câu gián tiếp ta cần:
Sử dụng các động từ dẫn như "asked/ wondered" và "wanted to know"
Giữ nguyên từ để hỏi
Thay đổi vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu hỏi trở thành câu trần thuật thông thường (S + V)
Bỏ dấu chấm hỏi
Các bạn có thể nhớ công thức sau:
S + asked + (O) + wh -word + S + V
S + wondered + wh - word + S + V
S + wanted to know + wh - word + S + V
Ví dụ:
"What's the time?" he asked. => He wanted to know what time it was. (Anh ấy muốn biết mấy giờ rồi.)
"Why don't you help me?" she asked him. => She wanted to know why he didn't help her. (Cô ấy muốn biết tại sao anh ấy không giúp cô ấy.)
2. Chuyển đổi với câu trực tiếp là các câu mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị
Với các câu mang ý nghĩa yêu cầu, đề nghị, chúng ta thường dùng động từ asked hoặc told để tường thuật:
S + told/asked + O + to V(inf)
S + told/asked + O + not + to V(inf) (Bảo/ yêu cầu ai đó làm/ không làm gì)
Ví dụ:
The teacher said to Mai, “Don’t be late for class again”. => The teacher asked Mai not to be late for class again. (Cô giáo yêu cầu Mai không được đi học muộn nữa.)
My father said to me, “Put your book here". => My father told me to put the book there. (Bố tôi bảo tôi để cuốn sách ở đó.)
***Lưu ý:
Chúng ta còn có thể dùng các động từ như: apologize, promise, refuse, advise, suggest trong câu gián tiếp để diễn đạt ý nghĩa chỉ sự xin lỗi, lời hứa, sự từ chối, lời khuyên và gợi ý.
Ví dụ:
He said: “Let’s go the zoo.” => He suggested going to the zoo. (Anh ấy gợi ý đi tới sở thú.)
My teacher said: “You should read the instruction carefully.” => My teacher advised me to read the instruction carefully. (Cô giáo khuyên tôi nên đọc hướng dẫn 1 cách cẩn thận.)

Những danh từ không đổi ở dạng số nhiều (Nouns which do not change in the plural)
Một số danh từ giống nhau ở dạng số ít và số nhiều.
Số ít: One aircraft was shot down. (Một máy bay bị bắn hạ.)
Số nhiều: Two aircraft were shot down. (Hai máy bay bị bắn hạ.)
Những danh từ này là :
aircraft (máy bay), hovercraft (thủy phi cơ), spacecraft (tàu vũ trụ) v.v;
một số động vật, ví dụ: sheep (cừu), deer (hươu), một số loại cá, ví dụ cod (cá tuyết), salmon (cá hồi); và một số danh từ kết thúc bằng s, ví dụ: headquarters (trụ sở chính), means (phương tiện).
GHI CHÚ
Một số đơn vị đo lường (ví dụ: pound, foot) có thể ở dạng số ít sau một số nhiều, ví dụ: two pound/pounds (hai pound.)

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ Subject - Verb Agreement
Việc lựa chọn động từ số nhiều hay số ít để sử dụng với chủ ngữ được gọi là sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.
Thông thường chủ ngữ số ít đi với động từ số ít, chủ ngữ số nhiều đi với động từ số nhiều. Động từ thêm "S/ES" thông thường chỉ ra đó là động từ số ít. Danh từ thêm "S/ES" thông thường chỉ ra đó là danh từ số nhiều (trừ những danh từ đặc biệt như women, children, people,etc).
Trong một số trường hợp có những ngoại lệ khi chia động động từ tương ứng với chủ ngữ như là:
Khi danh từ làm chủ ngữ (Nouns as subject)
Với các danh từ tập hợp (Collective nouns)
Các từ chỉ lượng (Quantifiers)
Các cấu trúc song song (Parallel structures)
I. Khi danh từ làm chủ ngữ (Nouns as subject)
1. Khi chủ ngữ là danh từ số ít có dạng số nhiều → Động từ số ít
Các danh từ số ít nhưng có dạng số nhiều thường là tên các bệnh, các môn học, môn thể thao,...
Cụ thể:
- Một số bệnh: rabies (bệnh dại), measles (bệnh sởi)...
- Môn học: mathematics (môn Toán), physics (môn Vật lý)...
- Môn thể thao: athletics (môn điền kinh), gymnastics (thể dục dụng cụ), billiards (bi-a)...
- Means (phương tiện), series (chuỗi, dãy)
Ví dụ:
Physics is my favourite subject. (Vật lý là môn học yêu thích của tôi.)
2. Khi chủ ngữ là danh từ số nhiều có dạng số ít → Động từ số nhiều
Có những danh từ ở dạng số ít (không có "s" ở cuối) nhưng lại có ý nghĩa số nhiều. Trong trường hợp đó động từ chia ở dạng số nhiều.
- fish (dùng fishes khi nói đến các loài cá khác nhau)
- deer (hươu - vừa là số nhiều vừa là số ít)
- sheep (cừu)
- buffalo (trâu)
- offspring (con cái)
- police (cảnh sát)...
Ví dụ:
In fact, sheep have very good memories. (Thực tế, cừu có trí nhớ rất tốt.)
3. Khi chủ ngữ là danh từ tập hợp
Bao gồm: association (liên hiệp), audience (khán giả), class, (lớp), club (câu lạc bộ), college (hội, đoàn thể), committee (ủy ban),
community (cộng đồng), company (công ty), council (hội đồng), crowd (đám đông), department (phòng, ban), family (gia đình), public (công chúng), generation (thế hệ), school (trường học), government (chính phủ), group (nhóm), staff (nhân viên), team (đội, nhóm) ...
Với các danh từ tập hợp này, động từ có thể được chia ở dạng số ít hoặc số nhiều, tùy thuộc vào văn cảnh.
Nếu danh từ được nói đến như một thể thống nhất → Động từ số ít
Nếu danh từ được nói đến là các thành viên trong tập hợp đó → Động từ số nhiều
Ví dụ:
My staff is always friendly. (Nhân viên của tôi luôn luôn thân thiện.) => Chỉ chung tập thể
All the staff are clapping their hands to welcome a new manager. (Tất cả các nhân viên đang vỗ tay để chào đón vị quản lý mới.) => Chỉ từng cá nhân
II. Các từ chỉ lượng (Quantifiers)
Các từ chỉ lượng đi kèm với danh từ cũng ảnh hưởng đến dạng của động từ.
1. Each/ Every + danh từ số ít → Động từ số ít
Ví dụ: Every moment is precious.
(Mỗi khoảnh khắc đều quý giá.)
2. Each/ Any/ Either/ Neither/ None + of danh từ số nhiều → Động từ số ít
Ví dụ: Each of the workers has his own work (Mỗi người công nhân có công việc của chính mình.) 3. Most/ A lot/ A majority/ A minority + of + danh từ số nhiều → Động từ số nhiều Ví dụ:
A majority of students are children of poor families. (Phần lớn học sinh là con em các gia đình nghèo.)
4. A number of + danh từ số nhiều → Động từ số nhiều (a number of = many)
The number of + danh từ số nhiều → Động từ số ít
Ví dụ:
A number of people are waiting for the bus.
(Rất nhiều người đang chờ xe buýt.)
The number of customers was higher.
(Số lượng khách mua hàng đã cao hơn.)
5. Chia động từ ở dạng số ít khi chủ ngữ là: một khoảng cách, một số tiền, một khoảng thời gian
Ví dụ:
30 minutes is enough time for me take a nap.
(30 phút là đủ thời gian để tôi chợp mắt.)
Five kilometers is too far to walk.
(5 ki-lô-mét là quá xa để đi bộ.)
III. Các cấu trúc song song (Parallel structures)
1. Danh từ 1 and Danh từ 2 → Động từ số nhiều
Ví dụ:
Milk and fresh water are good for your health.
(Sữa và nước lọc tốt cho sức khoẻ.)
* Lưu ý trong một số cụm từ có and động từ chia ở dạng số ít vì nó nói đến một thứ chứ không phải hai thứ.
Ví dụ:
Fish and chips is a popular dish in Britain.
(Cá tẩm bột và khoai tây rán là món ăn phổ biến ở Anh.)
=> fish and chips là tên một món ăn.
2. Both A and B → Động từ số nhiều
Ví dụ:
Both Minh and Hoa are teachers.
(Cả Minh và Hoa đều là giáo viên.)
3. Not only A but also B // Either A or B // Neither A nor B → Động từ phụ thuộc vào B
Ví dụ:
Either my sister or I am going to cook dinner.
(Hoặc chị tôi hoặc tôi sẽ nấu bữa tối.)
4. A together with B // A as well as B // A along with B → Động từ phụ thuộc vào A
Ví dụ:
My parents as well as my brother are tall .
(Bố mẹ tôi cũng như anh trai tôi cao.)

Sự thay đổi nguyên âm và phụ âm Vowel and consonant changes
1. Một số dạng số nhiều được hình thành bằng cách thay đổi nguyên âm.
foot --> feet (chân), goose --> geese (ngỗng), man --> men (đàn ông)
tooth --> teeth (răng), mouse --> mice (chuột), woman /wʊmən/ --> women /wimin/ (phụ nữ)
GHI CHÚ
a. Chúng ta cũng sử dụng men (đàn ông) và women (phụ nữ) trong các từ như Frenchmen (người Pháp), sportswomen (nữ vận động viên thể thao)
b. Số nhiều people thường được sử dụng và ít trang trọng hơn persons.
Several people were waiting for the lift.
(Một số người đang chờ thang máy.)
A maximum of six persons may occupy this lift.
(Thang máy này chỉ chứa tối đa sáu người.)
A people chỉ một nhóm người của một quốc gia.
The Celts were a tall, fair-skinned people.
(Người Celts là người cao, da trắng.)
One day the peoples of this world will live in peace.
(Một ngày nào đó các dân tộc trên thế giới này sẽ sống trong hòa bình.)
2. Với một số danh từ, chúng ta thay đổi f thành v và thêm es/s.
loaf --> loaves (ổ bánh mì), thief --> thieves (tên trộm), life --> lives (cuộc sống)
Ngoài ra còn có: calves (những con bê), halves (những nửa), knives (những con dao), leaves (những cái lá cây), shelves (những cái kệ), wives (những bà vợ), wolves (những con sói)
GHI CHÚ
Một số danh từ khác chứa f/fe vẫn như bình thường: chiefs (những người lãnh đạo), beliefs (những tín ngưỡng), cliffs (những vách đá), roofs (những mái nhà), safes (những cái két sắt). Một số có thể có 2 dạng số nhiều, ví dụ: scarfs/scarves (khăn quàng cổ).
3. Một số danh từ số nhiều vẫn được viết là ths như bình thường, nhưng cách phát âm của th thì thay đổi.
path /θ/--> paths /ðz/ (đường mòn)
Ngoài ra còn có: mouths (miệng), youths (thanh niên)
GHI CHÚ
Một số danh từ khác chứa th vẫn thêm s và đọc như bình thường: months (tháng), births (sự ra đời), deaths (cái chết).
Một số có 2 dạng, ví dụ. truths /ðz/ hoặc /θs/ (sự thật)
4. Dạng số nhiều của house (ngôi nhà) là houses /ziz/
5. Số nhiều thông thường của penny (đồng xu) là pence, ví dụ: fifty pence (năm mươi xu). Pennies là những đồng xu riêng lẻ.

Facebook
TÀI LIỆU ĐỌC HIỂU

Twitter