CEFR chia ra làm 6 trình độ, A1, A2, B1, B1, C1, C2. Theo thứ tự, trình độ A1 là trình độ cơ bản nhất và C2 là trình độ cao nhất.
Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu tên đầy đủ trong tiếng Anh là Common European Framework of Reference for Languages, và được viết tắt là CEFR.
CEFR là một bộ quy tắc để mô tả trình độ của học viên học tiếng nước ngoài tại châu Âu và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia khác. Khung tham chiếu này được tổng hợp bởi Ủy hội châu Âu dưới dạng một phần của dự án “Học ngôn ngữ cho công dân châu Âu” từ năm 1989 đến 1996. Mục tiêu chính của nó là cung cấp một phương pháp học, dạy và đánh giá áp dụng cho mọi ngôn ngữ ở châu Âu. Tháng 11 năm 2001, một nghị quyết của Hội đồng Liên minh châu Âu đã đề nghị sử dụng CEFR để xây dựng các hệ thống thẩm định năng lực ngôn ngữ. Sáu cấp độ tham chiếu của nó đang được chấp nhận rộng rãi như một chuẩn châu Âu để đánh giá năng lực ngôn ngữ của mỗi cá nhân.
Hiện nay ở Việt Nam, khung tham chiếu này rất phổ biến, bên cạnh TOEIC, IELTS thì các chứng chỉ A2, B1, B2, C1... cũng rất phổ biến. Nhiều trường đại học của Việt Nam có yêu cầu đầu ra chứng chỉ tiếng Anh cho sinh viên theo khung A2, B1, B2, C1...
Nhóm | Tên nhóm | Cấp độ | Tên cấp độ | Miêu tả |
---|---|---|---|---|
A | Sử dụng căn bản | A1 | Mới bắt đầu | Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ bản nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể. – Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác, có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về bản thân như nơi sinh sống, những người quen biết hay những vật dụng sở hữu. – Có thể giao tiếp một cách đơn giản, nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn lòng nhận trợ giúp. |
A2 | Cơ bản | Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết các chủ đề quen thuộc (ví dụ: thông tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, vấn đề việc làm). – Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc. – Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu tả lý lịch cá nhân, bối cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp bách. | ||
B | Sử dụng độc lập | B1 | Trung cấp | Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học hay khu vui chơi… – Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp. – Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. – Có thể miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó. |
B2 | Trung cấp | Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, bao gồm những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật về chuyên ngành của người học. – Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa, không gây sự hiểu lầm giữa đôi bên. – Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau, bày tỏ quan điểm về một vấn đề cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của từng đề tài trong các bối cảnh khác nhau. | ||
C | Sử dụng thành thạo | C1 | Cao cấp | Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng. |
C2 | Thành thạo | Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin đọc và nghe được. Tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp. |
RANGE | ACCURACY | FLUENCY | INTERACTION | COHERENCE | |
---|---|---|---|---|---|
C2 | Shows great flexibility reformulating ideas in differing linguistic forms to convey finer shades of meaning precisely, to give emphasis, to differentiate and to eliminate ambiguity. Also has a good command of idiomatic expressions and colloquialisms | Maintains consistent grammatical control of complex language, even while attention is otherwise engaged (e.g. in forward planning, in monitoring others' reactions). | Can express him/herself spontaneously at length with a natural colloquial flow, avoiding or backtracking around any difficulty so smoothly that the interlocutor is hardly aware of it. | Can interact with ease and skill, picking up and using non-verbal and intonational cues apparently effortlessly. Can interweave his/her contribution into the joint discourse with fully natural turntaking, referencing, allusion making etc. | Can create coherent and cohesive discourse making full and appropriate use of a variety of organisational patterns and a wide range of connectors and other cohesive devices. |
C1 | Has a good command of a broad range of language allowing him/her to select a formulation to express him/ herself clearly in an appropriate style on a wide range of general, academic, professional or leisure topics without having to restrict what he/she wants to say. | Consistently maintains a high degree of grammatical accuracy; errors are rare, difficult to spot and generally corrected when they do occur. | Can express him/herself fluently and spontaneously, almost effortlessly. Only a conceptually difficult subject can hinder a natural, smooth flow of language. | Can select a suitable phrase from a readily available range of discourse functions to preface his remarks in order to get or to keep the floor and to relate his/her own contributions skilfully to those of other speakers. | Can produce clear, smoothly-flowing, well-structured speech, showing controlled use of organisational patterns, connectors and cohesive devices. |
B2 | Has a sufficient range of language to be able to give clear descriptions, express viewpoints on most general topics, without much con-spicuous searching for words, using some complex sentence forms to do so. | Shows a relatively high degree of grammatical control. Does not make errors which cause misunderstanding, and can correct most of his/her mistakes. | Can produce stretches of language with a fairly even tempo; although he/she can be hesitant as he or she searches for patterns and expressions, there are few noticeably long pauses. | Can initiate discourse, take his/her turn when appropriate and end conversation when he / she needs to, though he /she may not always do this elegantly. Can help the discussion along on familiar ground confirming comprehen¬sion, inviting others in, etc. | Can use a limited number of cohesive devices to link his/her utterances into clear, coherent discourse, though there may be some "jumpiness" in a long con-tribution. |
B1 | Has enough language to get by, with sufficient vocabulary to express him/herself with some hesitation and circum-locutions on topics such as family, hobbies and interests, work, travel, and current events. | Uses reasonably accurately a repertoire of frequently used "routines" and patterns asso-ciated with more predictable situations. | Can keep going comprehensibly, even though pausing for grammatical and lexical planning and repair is very evident, especially in longer stretches of free production. | Can initiate, maintain and close simple face-to-face conversa¬tion on topics that are familiar or of personal interest. Can repeat back part of what someone has said to confirm mutual understanding. | Can link a series of shorter, discrete simple elements into a connected, linear sequence of points. |
A2 | Uses basic sentence patterns with memorised phrases, groups of a few words and formulae in order to commu-nicate limited information in simple everyday situations. | Uses some simple structures correctly, but still systematically makes basic mistakes. | Can make him/herself understood in very short utterances, even though pauses, false starts and reformulation are very evident. | Can answer questions and respond to simple statements. Can indicate when he/she is following but is rarely able to understand enough to keep conversation going of his/her own accord. | Can link groups of words with simple connectors like "and, "but" and "because". |
A1 | Has a very basic repertoire of words and simple phrases related to personal details and particular concrete situations. | Shows only limited control of a few simple grammatical structures and sentence patterns in a memorised repertoire. | Can manage very short, isolated, mainly pre-packaged utterances, with much pausing to search for expressions, to articulate less familiar words, and to repair communication. | Can ask and answer questions about personal details. Can interact in a simple way but communication is totally dependent on repetition, rephrasing and repair. | Can link words or groups of words with very basic linear connectors like "and" or "then". |